THOÁI HOÁ KHỚP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bởi supadmin -04-07-2023
Để được giải đáp các thắc mắc về: Thoái hóa khớp là gì? Tại sao lại bị thoái hóa khớp? Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa khớp? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thoái hoá khớp là gì? 

      Thoái hóa khớp là bệnh lý do tổn thương thoái giáng của các mô sụn, xương dưới sụn và các tế bào , các cấu trúc khác ở khớp và quanh khớp.  Tổn thương bao gồm:  - Bào mòn sụn khớp, rách sụn khớp  - Tái cấu trúc xương dưới sụn  - Phì đại tại bờ xương ( mọc các gai xương)  - Thay đổi tính chất sinh hóa và hình thái học của màng hoạt dịch và bao khớp.

2. Tại sao lại bị thoái hoá khớp?

3. Các yếu tố nguy cơ của thoái hoá khớp

  • Tuổi
  • Giới
  • Yếu tố duy truyền
  • Béo phì
  • Tư thế sinh hoạt, lao động không đúng
  • Công việc nghề nghiệp đòi hỏi phải vận động khớp quá mức.
  • Bệnh khớp trước đó
  • Chấn thương
  • Biến dạng khớp bẩm sinh
  • Nội tiết và chuyển hóa: người bệnh đái tháo đường, bệnh gout, người bị loãng xương, phụ nữ sau mãn kinh.

4. Ai dễ bị thoái hoá khớp

  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ có thói quen đi giày cao gót
  • Người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều
  • Người tập luyện thể thao cường độ cao và có tiền sử chấn thương
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương
  • Người có bệnh nền: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận, mỡ máu, gout

5. Khớp nào dễ bị thoái hoá

  • Cột sống thắt lưng: 38.2%
  • Cột sống cổ: 23.6%
  • Khớp gối: 18.7%
  • Khớp háng: 9.2%
  • Khớp cổ chân và bàn chân: 5.6%
  • Khớp cổ tay và các khớp ngón tay: 3.1%
  • Các khớp khác: 1.6%

6. Triệu chứng thoái hoá khớp:

  • Đau: đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau âm ỉ diễn tiến từng đợt tăng dần. Trong đợt cấp có thể có biểu hiện đau kiểu viêm: sưng, nóng khớp do phản ứng sung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch.
  • Cứng khớp: khớp có cảm giác bị cứng lại khó cử động sau một thời gian không vận động, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, giảm sau vài phút xoa bóp hoặc vận động. Cứng khớp thường < 30p.
  • Hạn chế vận động: Cử động khớp gối khó khăn, hạn chế co duỗi hay nhấc chân khiến bệnh nhân đi lại không vững, dễ dẫn đến té ngã
  • Có tiếng lạo xạo trong khớp: bệnh nhân còn cảm thấy khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục khục rất khó chịu khi cử động.
  • Teo cơ quanh khớp do giảm vận động.
  •  Biến dạng khớp, lệch trục khớp
 
7. Thoái hoá khớp có nguy hiểm không
    Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây đau mạn tính, dai dẳng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
    Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do thoái hóa khớp gây mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống ở người bệnh, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh
 
8. Biến chứng nếu không điều trị đúng
 
9. Nên làm gì khi có biểu hiện đau khớp?
Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát tình trạng bệnh:
  • Tình trạng đau khớp, ( nặng , nhẹ , trung bình)
  • Chức năng Gan, thận.
  • Dị ứng thuốc …
  • Về bệnh nền (đái tháo đường, suy thượng thận, lupus, tăng huyết áp, đau bao tử)
Phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất.
 
10. Mục đích của điều trị
  • Giảm đau và giảm cứng khớp
  • Duy trì và cải thiện khả năng vận động khớp
  • Giảm tàn tật
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Hạn chế phá hủy khớp tiến triển

11. Điều trị thoái hoá khớp

Giảm cân
Tập thể dục: làm tăng sức mạnh của cơ và các cấu trúc quanh khớp, sử dụng các bài tập kéo căng và lực phù hợp
Dụng cụ chỉnh hình
Dụng cụ hỗ trợ đi lại
Chườm nóng hoặc lạnh
Cải thiện họat động hằng ngày
Các biện pháp khác: vật lý trị liệu, châm cứu...
Giảm đau tại chỗ: gel giảm đau thoa tại vị trí đau.
Thuốc giảm đau: paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (nsaid)
Tiêm nội khớp
  • Tiêm steroid
  • Tiêm Hyaluronic acid
Phẫu thuật, thay khớp.
 Tiêm chất nhờn vào khớp gối

     Tiêm acid hyaluronic (một thành phần của dịch khớp) làm tăng độ nhớt của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp và giúp khớp vận động trơn tru.

      Giảm đau, cải thiện chức năng vận động nhanh và kéo dài từ 6 tháng – 1 năm.

12. Phòng bệnh thoái hoá khớp

1. Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày (ngồi xổm, ngồi bó gối), bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động. Tập thể dục, thư giãn sau mỗi giờ lao động.

2. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

3. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Bổ sung đầy đủ Calci, Phospho, Protide, Vitamin D, C, nhóm B, collagen... vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.

4. Giảm và duy trì cân nặng hợp lý

5. Tập thể dục đều đặn, vừa sức, không gây tăng áp lực cho khớp (đi xe đạp, đi bộ đường bằng phẳng, tập dưỡng sinh...). Tuân thủ chế độ “tiết kiệm khớp”.

6. Phát hiện và giải quyết sớm các bệnh lý kèm theo (đặc biệt các bệnh lý viêm khớp), chấn thương khớp, các dị tật của xương, khớp và cột sống.

BS.Trần Thanh Thu My - Khoa Nội Tiết

Bệnh Viện ĐKKV Thủ Đức