CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỒI PHỤC TỐT NHẤT KHI BỊ ĐỘT QUỴ?

Bởi supadmin -28-03-2023
Đột quỵ: “Sự thiếu sót chức năng của não, xảy ra đột ngột, kéo dài trên 24 giờ hoặc gây tử vong. Nguyên nhân không phải do chấn thương sọ não"...

1. Tổng quan

  • Đột quỵ đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong và đứng đầu về tỷ lệ tàn phế ở người lớn.
  • Đột quỵ để lại nhiều di chứng cho người bệnh: 80% người bệnh đột quỵ: yếu liệt, nói khó, nuốt khó, giảm nhận thức,…30% người bệnh không thể phục hồi.
  • Gồm 2 dạng: Đột quỵ nhồi máu não (85%) & đột quỵ xuất huyết não (15%)

2. Phục hồi chức năng sau đột quỵ

  • Sự hồi phục phần lớn diễn ra trong những ngày đầu tiên đến những tháng đầu tiên.
  • Quá trình hồi phục bao gồm bốn giai đoạn:
    •    Giai đoạn cấp tính (0-24 giờ)
    •    Giai đoạn phục hồi chức năng sớm (24 giờ – 3 tháng)
    •    Giai đoạn phục hồi chức năng muộn (3 – 6 tháng)
    •    Phục hồi chức năng trong giai đoạn mạn tính ( > 6 tháng)
  • Quá trình hồi phục của mỗi người bệnh khác nhau, tất cả người bệnh cần được đánh giá Phục Hồi Chức Năng phức tạp và cá thể theo từng trường hợp.

3. Cần phải làm gì để hồi phục tốt nhất sau khi bị đột quỵ ?

Quá trình cần sự phối hợp từ cả ba phía: NHÂN VIÊN Y TẾ - NGƯỜI BỆNH - GIA ĐÌNH

3.1 Nhận biết đột quỵ: FAST

  • Face – Méo miệng
  • Arm – Xụi tay
  • Speech – Nói khó, đớ
  • Time – Nhanh chóng đến ngay bệnh viện đột quỵ gần nhất

3.2 Cấp cứu tại Bệnh viện gần nhất có đơn vị đột quỵ

  • Đơn vị Đột quỵ - Khoa Nội Thần Kinh - Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức là một trong số những Đơn vị Đột quỵ hoạt động 24/7, triển khai đầy đủ các biện pháp điều trị, ứng dụng lâm sàng trong điều trị Đột quỵ cấp: Thuốc Tiêu Sợi Huyết – Can thiệp lấy huyết khối – Phẫu thuật sọ não – Hồi sức tích cực.
  • Đơn vị Đột quỵ - Khoa Nội Thần Kinh - Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức đạt “Chứng Nhận Vàng” trong điều trị Đột Quỵ do Hội Đột Quỵ Thế Giới trao tặng.

3.3 Điều trị tối ưu tại đơn vị đột quỵ

  • Dùng Thuốc Tiêu Sợi Huyết nếu có chỉ định, lấy huyết khối bằng dụng cụ, thuốc hỗ trợ phục hồi  sau Đột Quỵ, thuốc bảo vệ tế bào não, tăng cường tuần hoàn não,…
  • Ổn định bệnh nền sẵn có: Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường, Rối loạn Lipid Máu, Hen Suyễn,…
  • Tầm soát các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa tái phát:

   Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não có thể phòng tránh được là:

  • Thói quen, lối sống: Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, ít vận động
  • Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, Bệnh mạch vành, Hẹp động mach, Dị dạng mạch máu não, Rối loạn nhịp tim,…
  • Bệnh lý khác: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu

   Các yếu tố không thay đổi được: Tuổi, Giới, Chủng tộc,...

  • Lập kế hoạch theo dõi sau xuất viện & duy trì tái khám, điều trị ngoại trú.

3.4 Vận động sớm sau khi bị đột quỵ

  • Giảm các biến chứng liên quan đến nằm lâu
  • Thúc đẩy quá trình hồi phục của não, các hoạt động chức năng được cải thiện nhanh hơn và tốt hơn
  • Rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị
  • Khuyến cáo: vận động sớm, nhẹ nhàng từ 24-48h sau khi bị đột quỵ nếu không có chống chỉ định
  • Mức độ vận động thường tuỳ theo từng cá nhân ở đơn vị đột quỵ

3.5 Phục hồi chức năng sau đột quỵ

  • Đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị người bệnh Đột Quỵ
  • Bao gồm: Phục hồi chức năng Hô Hấp, chức năng Nuốt, chức năng Vận Động, chức năng cao cấp của não.
  • Chức năng Hô Hấp & Chức năng Nuốt & Chức năng Vận Động: cần sự đánh giá và trợ giúp từ các Chuyên gia, nhân viên Y Tế Chuyên khoa Phục Hồi Chức năng & Vật Lý Trị Liệu
  • Một số rối loạn chức năng thường gặp và cách can thiệp:
    •    Rối loạn trí nhớ: nên ghi chú, đặt đồng hồ nhắc nhở, đặt đồ vật ở vị trí quen thuộc
    •    Rối loạn chú ý: làm việc môi trường yên tĩnh, làm lần lượt công việc, từ đơn giản đến phức tạp
    •    Rối loạn nhận thức: nhắc lại nhiều lần, sử dụng nhiều giác quan
    •    Rối loạn cảm xúc và hành vi: thay đổi chủ đề, giải quyết vấn đề khi tinh thần thoải mái

3.6 Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân đột quỵ

  • Hạn chế biến chứng sau đột quỵ: Viêm phổi, loét tì đè, hít sặc,…
    •    Xoay trở người bệnh nhiều lần trong ngày, giữ vệ sinh cá nhân: tắm rửa, chăm sóc răng miệng
    •    Nằm đầu cao khi ăn: ăn từng thìa, lượng vừa đủ, quan sát người bệnh khi ăn và sau khi ăn xong.
  • Đảm bảo dinh dưỡng
    •    Dinh dưỡng cân đối tùy thể trạng & bệnh nền sẵn có.
  • Vận động thụ động/chủ động thường xuyên
    •    Mức độ vận động tùy thuộc mỗi cá nhân
  • Tái khám định kỳ

***Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ diễn ra vào sáng ngày 28/03/2023 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức:

BS Nguyễn Thị Thanh Xuân - Khoa Nội Thần Kinh

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức