CÁC THUỐC VÀ TRANG BỊ CẦN THIẾT TẠI NHÀ ĐỂ XỬ TRÍ CƠN KHÓ THỞ

Bởi supadmin -05-07-2023
Khi có các triệu chứng khó thở từng cơn thì cần sử dụng các loại thuốc và trang bị cần thiết nào để chúng ta có thể xử trí ngay tại nhà? Để được giải đáp các thắc mắc trên thì mời bạn tham khảo bài viết của buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ Hen – Copd:

TRANG BỊ THUỐC VÀ THIẾT BỊ CẦN THIẾT TẠI NHÀ & CÁCH XỬ TRÍ TẠI NHÀ CƠN KHÓ THỞ DO HEN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

1. Tổng quan

      Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là những căn bệnh phổ biến, liên quan tới môi trường sống. Bệnh xuất hiện do đáp ứng viêm niêm mạc đường thở mạn tính với các tác nhân từ bên ngoài. Bệnh gây phù nề niêm mạc, co thắt cơ phế quản, tăng tiết dịch nhầy; do đó đều biểu hiện trên lâm sàng là tình trạng khó thở.

      Tình trạng khó thở này làm người bệnh lo sợ, làm giảm đi chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân chính làm người bệnh nhập viện. Do vậy, việc trang bị đầy đủ kiến thức cho người bệnh để xử trí tại nhà cơn khó thở là cần thiết.

2. Trang bị thuốc và thiết bị cần thiết

3. Điều trị khó thở tại nhà cho BN COPD

Nguyên tắc

      Bổ sung thêm thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2, dạng phun hít, tác dụng nhanh dùng đơn thuần hoặc dạng kết hợp với thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh;

      Với bệnh nhân có thở oxy tại nhà: thở oxy 1-3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90-92%;

Thuốc giãn phế quản

  • Nhóm cường beta 2 adrenergic: Salbutamol, Terbutalin. Dùng đường phun hít, khí dung hoặc đường uống.
  • Nhóm kháng cholinergic tác dụng ngắn: Ipratropium khí dung.
  • Kết hợp kháng cholinergic và thuốc cường beta 2 adrenergic: Fenoterol/ Ipratropium hoặc Salbutamol/Ipratropium; dùng đường phun hít, khí dung.

Corticosteroid: Budesonid, Fluticason (khí dung)

      Thuốc dạng kết hợp loại cường beta 2 tác dụng kéo dài và corticoid dạng phun, hít: Budesonid + Formoterol; Fluticason + Salmeterol, fluticason furoate + vilaterol, …

Tiêu chuẩn nhập viện

      Các triệu chứng nặng đột ngột như khó thở, tần số thở tăng, độ bão hòa oxy giảm, rối loạn ý thức; suy hô hấp.

  • Khó thở thất bại với điều trị ban đầu tại nhà
  • Khởi phát các triệu chứng thực thể mới (phù ngoại vi, xanh tím).
  • Các bệnh đồng mắc nặng (suy tim, loạn nhịp tim mới xuất hiện).
  • Thiếu nguồn lực hỗ trợ tại nhà.

4. Điều trị khó thở tại nhà cho BN hen

Tăng dùng thuốc giảm triệu chứng

      Liều thấp ICS/formoterol hoặc SABA, có thể dùng thêm buồng đệm khi dùng dạng bình xịt định liều.

Tăng liều điều trị hằng ngày

      Dùng đơn thuần corticoid phun hít: tăng liều gấp 4 lần;

      Dùng duy trì ICS/formoterol: tăng liều gấp 4 lần( PULMICORT)

      Liều tối đa formoterol: 72mcg/ ngày;

Corticoid uống

      Người lớn: prednisolone 40-50mg/ ngày. Dùng trong 5-7 ngày

      Khi đã xử trí như trên mà bệnh nhân không giãm khó thở -> đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay

      Khi đã xử trí như trên mà bệnh nhân giãm khó thở -> BN nên đến khám bác sỹ, hoặc tư vấn nhân viên y tế sau khi đã xử trí đợt cấp để:

  • Xác định nguyên nhân đợt cấp
  • Đánh giá kiểm soát triệu chứng
  • Xem xét các điều trị bổ sung
  • Thiết lập các kế hoạch khám lại định kỳ tiếp theo.

5.Kết luận

      Khó thở do hen và COPD có thể phòng và điều trị được, việc hướng dẫn người bệnh biết cách xử lý đúng tình trạng khó thở tại nhà giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người bệnh trước khi được đưa đến cơ sở y tế.

BS Trần Quốc Huy

Khoa Nội Tổng hợp - Đơn vị Hô hấp

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ đức