BẠN SẼ LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN BỊ ĐỘT QUỴ?

Bởi supadmin -22-06-2023

 1. Đột quỵ là gì?

  •  Là sự suy giảm các dấu thần kinh đột ngột
  •  Kéo dài trên 24h
  • Có nguồn gốc mạch máu, không do chấn thương

   Đột quỵ là nguyên nhân tử vong và tàn phế hàng đầu tại Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới.

   Đột quỵ có 2 loại là Xuất huyết não (vỡ mạch) chiếm 20% và Ngồi máu não (tắc mạch) chiếm 80%

2.  Giờ vàng trong đột quỵ là gì?

   Đây là thời gian quan trọng nên cần  đưa bệnh nhân đến bệnh viện có  điều trị đột quỵ gần nhất càng sớm càng tốt

   Những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não có thể được dùng thuốc tiêu huyết khối nếu họ được đưa đến bệnh viện vào dưới 4.5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Cứ mỗi phút trôi qua khoảng 2 triệu tế bào não sẽ bị chết đi và không thể hồi phục

Triệu chứng khỏi phát đội quỵ

  • Tê hay yếu mặt tay hay chân. Đặc biệt là một nửa cơ thể
  • Lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói
  • Rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên
  • Rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay  mất khả năng phối hợp động tác
  • Đau đầu nhiều không biết nguyên nhân

3.  Tầm quan trọng của giờ vàng trong điều trị đột quỵ?

   Thời gian vàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cứu sống người bệnh bị đột quỵ. Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh bởi chỉ cần chậm 1 phút, người bệnh có thể mất đi gần 2 triệu tế bào não. Các biện pháp can thiệp, điều trị đột quỵ tốt nhất cũng cần được áp dụng phù hợp trong khung giờ vàng này. 

4.  Bạn sẽ làm gì và không làm gì khi người thân bị đột quỵ?

Nên làm:

  • Nhớ chính xác thời gian khởi phát triệu chứng.
  • Thông báo với nhân viên y tế nếu nghi ngờ người nhà mình bị  đột quỵ.
  • Nhớ cân nặng bệnh nhân và thuốc đang điều trị nếu có.
  • Không trì hoãn ký đồng thuận nếu người nhà có chỉ định  tiêu sợi huyết.

Không nên làm:

  • Không cạo gió, bấm huyệt, châm cứu
  • Không chích máu đầu ngón tay
  • Không xoa bóp
  • Không nặn chanh
  • Không tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh  nhân thường uống)
  • Không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không

5.  Điều trị đột quỵ

a)   Điều trị giai đoạn tối cấp

  • Tái thông mạch máu não
  • Đối với bệnh nhân tới sớm từ 0-6h đầu sau khi khởi phát đột quỵ và  thỏa mãn những tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
  • Bằng thuốc : Actilyse 50mg/50ml
  • Can thiệp nội mạch : Solite,Stent…  2.Điều trị giai đoạn cấp và bán cấp
  • Thuốc chống hình thành cục máu đông :  Aspirin,Clopidogrel,Pradaxa…
  • Thuốc hạ áp

b)  Điều trị giai đoạn cấp và bán cấp

  • Thuốc chống hình thành cục máu đông : Aspirin,Clopidogrel,Pradaxa…
  • Thuốc hạ áp
  • Thuốc điều trị mỡ máu
  • Thuốc điều trị đái tháo đường
  • Dinh dưỡng tế bào thần kinh : Cerebrolysin,Citicolin…
  • Phục hồi chức năng sớm
  • Điều trị các biến chứng do đột quỵ gây ra như : loét cùng cụt,viêm  phổi,thuyên tắc tĩnh mạch…

c)  Điều trị dự phòng tái phát

  • Thuốc chống hình thành cục máu đông : Aspirin,Clopidogrel,Pradaxa…
  • Thuốc hạ áp
  • Thuốc điều trị mỡ máu
  • Thuốc điều trị đái tháo đường
  • Dinh dưỡng tế bào thần kinh : Cerebrolysin,Citicolin…
  • Phục hồi chức năng
  • Thay đổi lối sống,uống thuốc đều đặn hang ngày và tái khám đúng hẹn.

6.  Kết luận

  •   Tai biến mạch máu não khi đã xảy ra sẽ để lại hậu quả là ảnh hưởng tới  chất lượng cuộc sống.
  •  Để phòng ngừa tai biến mạch máu não cách duy nhất có thể làm được  đó là can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
  •  Khi đã bị tai biến mạch máu não xảy ra rồi để hạn chế sự tái phát bằng  cách hãy tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc và luôn thực hiện lối sống lành mạnh.

BS.CKI  VŨ VĂN THOẠI

KHOA NỘI THẦN KINH-BỆNH VIỆN ĐKKV THỦ ĐỨC